Luật sư tiết lộ 9 chiêu lừa đảo thường xuyên diễn ra trên thị trường bất động sản
2022 là một năm thị trường bất động sản có nhiều biến động bất thường. Tuy nhiên, sức hút từ đầu tư nhà đất chưa bao giờ hết hấp dẫn và không ít chiêu trò lừa đảo vẫn thường xuyên diễn ra.
Từ thực tế kinh nghiệm của một người tư vấn luật, luật sư Đoàn Trung Hiếu (Đoàn luật sư TP Hà Nội), chia sẻ với Dân trí những hình thức lừa đảo phổ biến diễn ra trong năm 2022.
Lừa đảo mua bán nhà đất qua vi bằng
Hình thức mua bán nhà đất này xuất hiện rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Bằng cách lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về hình thức lập vi bằng, những đối tượng lừa đảo bán cho họ những mảnh đất xấu, không đủ pháp lý, phân lô trái phép khi làm hợp đồng mua bán bằng giấy viết tay với những lời cam kết đất này đã có vi bằng do cơ quan thừa phát cấp. Chính điều này đã mang đến những rủi ro lớn đối và có thể người dân sẽ bị lừa trắng tay.
Về bản chất, vi bằng không phải là một loại hợp đồng hay giao dịch mà là một văn bản do cơ quan thừa phát lại lập nên, ghi nhận hành vi, sự kiện được dùng làm chứng cứ trong khi xét xử và trong các mối quan hệ pháp lý khác chứ không phải là đại diện pháp lý có quyền trong việc mua bán nhà đất.
Chiếm dụng tiền đặt cọc
Thị trường gần đây xuất hiện không ít vụ việc vẽ dự án "ma" trên giấy nhằm lôi kéo hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người bỏ tiền vào dự án không có thật. Điển hình như các vụ việc Địa ốc Alibaba, Công ty Hoàng Kim Land nhằm chiếm đoạt tiền cọc của khách hàng.
Họ thường cho môi giới gọi điện thoại mời khách đến địa điểm xem nền đất, nhưng thực tế là đất quy hoạch dành cho công trình công cộng chưa được phê duyệt cho dự án nào. Các dự án được vẽ phân lô, cảnh quan trên giấy khá bắt mắt, có vị trí đắc địa nhưng lại được giới thiệu với giá thấp hơn hẳn giá trị trường khiến nhiều người bị mắc bẫy.
Các đối tượng này thường cho cò đất tổ chức các sự kiện xem đất tại thực địa, rồi "bày binh bố trận" cảnh người người chen nhau mua bán, ký hợp đồng và thanh toán tiền ngay trước mặt người đi xem đất nhằm tạo độ "hot" cho dự án.
Một tài sản nhà đất nhưng bán nhiều người
Một ngôi nhà bán cho rất nhiều người có lẽ chính là một hình thức lừa đảo phổ biến. Cách thức trên khá đơn giản nhưng nếu người dân không chú ý sẽ rất dễ dàng bị rơi vào bẫy lừa đảo này. Đầu tiên, để có thể tạo được sự thu hút và niềm tin của bạn, những đối tượng này sẽ đăng tin rao bán nhà đất với mức giá thấp hơn nhiều so với thị trường, có đầy đủ giấy tờ xác thực, hình ảnh, sổ,... cùng với lời mời gọi hấp dẫn.
Sau khi tiếp cận được khách, kẻ lừa đảo sẽ đưa ra rất nhiều lý do cụ thể để dụ dỗ bạn đặt cọc tiền hoặc chồng tiền một phần mà chỉ viết cam kết bằng giấy viết tay. Cũng với hình thức đó, những kẻ lừa đảo lại tiếp tục lấy tiền của rất nhiều người khác một số tiền rất lớn và cao chạy xa bay.
Nhiều người bị lừa mua bán nhà đất bằng giấy tờ giả.
chiêu trò làm sổ đỏ giả bán cho nhiều người
Mua bán nhà đất bằng sổ giả, giấy tờ giả
Thông thường, việc mua bán bằng sổ giả hoặc giấy tờ giả sẽ nhằm vào cả 2 loại đối tượng là người mua và bán. Đối với người bán, những kẻ lừa đảo sẽ đóng vai trò là một người mua nhà và cần xem sổ, lấy thêm thông tin sổ để xác thực. Lúc này, kẻ lừa đảo sẽ lợi dụng các thông tin đó để có thể làm một cuốn sổ và hồ sơ giả. Những lần gặp tiếp theo, đối tượng này không để ý đến và tráo đổi giữa sổ giả và sổ thật.
Đối với người mua, kẻ lừa đảo có thể chính là chủ đất hoặc chỉ là người ủy quyền. Họ sẽ làm nhiều bộ hồ sơ, giấy tờ giả để bán nhà đất này cho nhiều người khác nhau cùng lúc.
Đóng vai người mua bán nhà đất để đẩy giá lên cao
Khi người dân đang có ý định mua một mảnh đất hoặc căn nhà nhưng lưỡng lự vì mức quá cao thì đột nhiên có một người tự xưng là đại gia đến để hỏi mua chính mảnh đất đó với mức giá cao hơn nhiều. Và để tạo độ tin tưởng, đối tượng này còn cọc cho người này một số tiền lớn.
Vậy là họ lại sốt sắng chồng tiền ngay để mua mảnh đất, căn nhà đó mà không hề suy nghĩ nhiều với hy vọng có thể bán lại cho vị đại gia kia để kiếm lời. Và cuối cùng người dân bị rơi vào cái bẫy do vị đại gia cùng người bán tạo ra. Họ phải mua một mảnh đất cao giá hơn nhiều so với thị trường và thậm chí là còn bị vướng về pháp lý.
Lừa mua nhà đất đang bị kê biên
Đây là một trường hợp trớ trêu khi người dân mua một căn nhà của người đang phải thi hành án. Giữa lúc tòa tuyên án đến khi thi hành án, những người này sẽ tìm cách bán nhanh nhà với mức giá hấp dẫn để nhanh chóng lấy tiền mặt. Sau đó, họ sẽ tẩu tán khoản tiền này thay vì để thi hành án theo yêu cầu của tòa án.
Nhiều người dân bị lừa đảo mua đất trồng cây, đất lúa với hy vọng lên được thổ cư.
Lừa đảo mua đất trồng cây, đất lúa sẽ lên được thổ cư
Nhiều trường hợp người dân tìm đất để xây nhà an cư nhưng bị người bán hướng dẫn mua phải đất trồng cây, đất lúa giá cao, với cam kết rằng sẽ công chứng sang tên, chuyển đổi lên thổ cư trong vòng 3 tháng kể từ khi ký hợp đồng mua bán.
Tuy nhiên sau hơn nửa năm thanh toán 98% giá trị lô đất nhưng vẫn chưa thấy bóng dáng sổ thổ cư đâu, còn đất thì không được cấp phép xây dựng, chủ đầu tư thì trốn mất khiến người mua ôm mãi miếng đất đó trong khi phải thuê trọ hàng tháng.
Lừa đảo bán nhà ở trong dự án chưa có chứng thư bảo lãnh của ngân hàng
Theo quy định tại khoản 1, điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản: Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.
Tại khoản 2 điều 56 luật này có quy định thêm: "Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh cho bên mua, bên thuê mua khi ký kết hợp đồng mua, thuê mua".
Tuy nhiên, nhiều khách hàng đi mua căn hộ chung cư, tài sản hình thành trong tương lai lại bỏ qua giấy tờ này, không biết lợi ích mang lại.
Theo Khoản 4, Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản: Khách hàng mua dự án được ngân hàng thương mại đủ năng lực bảo lãnh, khi chủ đầu tư mất năng lực tài chính hay chậm bàn giao nhà so với hợp đồng, ngân hàng bảo lãnh sẽ đứng ra hoàn trả số tiền khách hàng (nếu họ bắt buộc) đã đóng và các khoản tiền khác theo hợp đồng.
Mạo danh chủ đầu tư uy tín lừa bán đất
Đây là chiêu trò không hiếm trên thị trường, đã có hàng loạt chủ đầu tư lớn có uy tín phải lên tiếng về tình trạng bị mạo danh thương hiệu, tố cáo nhiều cá nhân, tổ chức lập website mạo danh công ty để thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng.
Họ sử dụng trái phép hình ảnh, tài liệu sai lệch về dự án và ghi số điện thoại giả mạo. Thậm chí còn đăng thông tin thay mặt chủ dự án nhận tiền cọc, tiền giữ chỗ và đưa ra giá bán thấp hơn nhiều so với giá chủ đầu tư dự kiến bán để giăng bẫy những người cả tin.
* Xem thêm thông tin BĐS nghỉ dưỡng, đất thổ cư xây homestay, biệt thự, kiến thức đầu tư chuẩn tại đây: https://thienkimland.com/vi/nhom-tin/kien-thuc-dau-tu-bds-5
Hotline 0982488600
(Báo Dân Trí)
#khanhtran_marketingleader #tochucdulichtrongoi #marketingonline #chuyengia_batdongsan #marketingtrainer #sale_training #digitalmarketing #datsaobinhthuan #datnenphanthiet #datsanbayphanthiet #datsaobacbinh #datsodovenbien #datbienphanthiet #datbienmuine #datbienhoathang #datvuonbinhthuan #datnongnghiepbinhthuan #sanbayphanthiet #caotocdaugiayphanthiet #bautrang #safarirangdong